Bootstrap là gì? Cách sử dụng Bootstrap thiết kế Website
Bootstrap là gì? Ngày nay việt thiết kế website trên các thiết bị di động là vô cùng phổ biến. Bootstrap là công cụ giúp thực hiện điều đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công cụ này. Cách sử dụng Bootstrap như thế nào?
Bootstrap là gì?
Bootstrap là một khung của phần mềm HTML, CSS và JavaScript vô cùng phổ biến để xây dựng web responsive trên nền tảng di động. Đây là công cụ để tạo ra website tương thích với các thiết bị di động để làm nền tảng thiết kế website trên các thiết bị lớn hơn. Bootstrap có thể được rút thành 3 tệp đó là bootstrap.css - khung CSS, bootstrap.js - khung JavaScript /jQuery và glyphicons - dạng phông chữ.
Bootstrap là gì?
Hiểu được Bootstrap là gì thì bạn có thể bắt tay vào việc thiết kế website bằng Bootstrap một cách dễ hiểu, đây là công cụ rất dễ hiểu và có các tính năng động. Để thiết kế website bằng Bootstrap thì bạn không cần phải có kỹ thuật lập trình quá cao, vì Bootstrap rất thân thiện với người dùng và tương thích tốt với mọi trình duyệt mới nhất.
Cách sử dụng Bootstrap thiết kế website
Có 2 cách để tạo website bằng Bootstrap đó là bằng phương pháp thủ công hoặc bằng trình duyệt tạo website TemplateToaster Bootstrap
Với những người mới thì nên chọn cách tạo website bằng trình tạo trang web vì chỉ cần thao tác trên giao diện của công cụ rất đơn giản. Dưới đây là các bước để thiết kế website Bootstrap với trình tạo trang web Templatetoaster Bootstrap:
Bước 1: Chọn nền tảng CMS – hệ thống quản trị nội dung
Trước tiên bạn cần tải và cài đặt Templatetoaster trên máy tính của bạn. Sau đó, bạn chọn CMS để tạo trang web. Nếu bạn muốn một web động thì có thể chọn các CMS như WordPress, Drupal, Joomla,…còn nếu muốn web tĩnh thì bạn chọn HTML.
Chọn nền tảng CMS
Bước 2: Chọn mẫu
Tiếp theo, bạn có thể chọn một mẫu website mà bạn thấy phù hợp với website của bạn để thiết kế.
Bước 3: Chuyển đến mục General
Với những mẫu trong mục General, bạn có thể vào các tùy chọn khác nhau như sidebar, favicon, typography... và đặt các tùy chọn cho trang web.
Bước 4: Thiết lập giao diện
Ở bước này, bạn có thể thiết lập chiều rộng, đường viền, lề, bố cục, hiệu ứng và phông chữ theo ý muốn của bạn.
Bước 5: Chuyển đến mục Menu
Sau khi hoàn thành bước trên, bạn chuyển về mục Menu. Tại đây, bạn sẽ tiếp tục lựa chọn đặt logo và đặt các mục Menu. Bạn cần thiết lập nút Menu theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Có thể cài đặt riêng màu nền và kiểu chữ cho Menu.
Tìm hiểu thêm: https://roosterteeth.com/g/post/08faf7ba-dc02-4d58-87ba-8a299f5ac684
Bước 6: Thêm trình chiếu vào website
Thêm trình chiếu vào website
Sau khi đã hoàn tất giao diện cơ bản thì bạn có thể thêm một trình chiếu vào website. Đặt màu nền của trình chiếu tương phản với hình ảnh hoặc màu nền giao diện và đưa nội dung vào trình chiếu này sao cho thật ấn tượng, nổi bật.
Một lưu ý đó là nếu bạn muốn thực hiện bất kỳ một sửa đổi nào trong trình chiếu hoặc trong các phần khác thì bạn phải chuyển chế độ từ Máy tính sang Di động, Máy tính bảng ở góc dưới bên trái.
Bước 7: Biên tập nội dung
Biên tập nội dung
Phần nội dung chính là nơi để bạn đưa các nội dung, thông tin, hình ảnh có giá trị vào website của mình. Click đúp chuột vào phần nội dung gợi ý, trình chỉnh sửa sẽ được khởi động và bạn có thể chỉnh sửa nội dung. Các tab để biên tập có rất nhiều và đa dạng.
Bước 8: Tạo Footer
Tạo footer
Footer thường được sử dụng để biểu thị các thông tin liên hệ, địa chỉ của bạn, các chính sách của website hoặc các liên kết với mạng xã hội khác,... Bạn có thể cài đặt phần này theo nhu cầu của mình.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Bootstrap là gì và hướng dẫn bạn cách sử dụng Bootstrap để thiết kế website một cách đơn giản, dễ hiểu nhất. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin chi tiết hơn thì có thể tham khảo website của FPT Aptech để tham khảo nhé!
Xem thêm: https://stylowi.pl/58974529