Mười năm
Thấm thoát thoi đưa, ngoảnh lại đã 10 năm kể từ lần đầu tiên tôi đến Miền Nam.
Ấn tượng về miền Nam trước hết là nắng nóng, sáng ra mới dậy nhìn ánh nắng ở bên ngoài đã thấy sợ rồi. Vẫn nhớ chuyến đó tôi ở một tuần, công việc mỗi ngày đều là đi gặp khách hàng, xem sản phẩm, thương lượng về các điều kiện, điều khoản mua bán… Xem hết nhà này rồi đến nhà tiếp theo dựa vào lịch hẹn đã lên sẵn từ hôm trước. (Nghĩ lại thấy vô lý, vì mùa này một tuần kiểu gì cũng phải mưa mấy trận, nhưng tôi không nhớ trận nào cả.)
Cứ như vậy thui, lúc ở văn phòng lúc xuống kho/nhà máy, lúc mát mẻ lúc nắng nóng, nhờ chuyến công tác đó tôi đã thấu hiểu “How the Steel Was Tempered”.
Điều thích nhất là đi ăn cơm tối sau khi không khí nóng của ban ngày đã biến đi và thời tiết bắt đầu mát dần. Có hôm ăn uống xong đi dạo qua một quảng trường thấy người dân đây đang biểu diễn trương trình văn nghệ rất đông vui, tò mò đi gần mới biết là kỷ niệm XX năm sinh của một danh nhân.
Chúng tôi xem được một lúc là chương trình kết thúc, mọi người giải tán và phóng xe rời quảng trường. Không muốn về ngay khách sạn, chúng tôi ở lại quảng trường buôn chuyện trên trời dưới đất. Nền quảng trường lúc đó vẫn còn hơi nóng vì nắng của ban ngày, cho nên chúng tôi đã kê giày dép để ngồi cho đỡ mỏi chân. Bây chừ nhớ lại cảnh đó vẫn cười không dứt được.
Mười năm trôi qua, tôi đã từ một thanh niên khờ dại trở thành tráng niên dại khờ. May là có Chúa Jesus, mặc dù nhiều cái đã thay đổi, tôi vẫn vững tin đi trên con đường Chúa, dưới sự dạy dỗ, dắt dìu của Chúa nên không bị lạc đường hoặc đổi hướng.
Sài Gòn có hai con đường là Đường Pasteur và Đường Yersin, tên đường là tên hai thầy trò. Alexandre Yersin, một bác sĩ y khoa đã tìm ra Cao Nguyên Lâm Viên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Bác sĩ Yersin còn có rất nhiều thành quả nghiên cứu nữa, nhờ những phát hiện trên lĩnh vực y học ông ấy đã nổi tiếng trên phạm vi thế giới. Ngoài SG còn một số thành phố nữa cũng có con đường đặt tên bằng tên của ông ấy.
Tôi nghĩ danh nhân nào mà đã được lấy tên để đặt tên đường thì chứng đỏ người đó có công lao to lớn, người dân đã rất quen thuộc. Cho nên tôi cũng không viết nhiều về ông ấy để khỏi bị bắt lỗi nhiều. Tôi chỉ muốn nói thêm một điều là ông Yersin là một bác sĩ theo đạo Tin Lành, như vậy thì dễ hiểu hơn tại sao ông ấy có thể đi đến một nơi xa xôi hẻo lánh và sinh sống, triển khải công việc nghiên cứu tại nơi đó.
Kết thúc bằng lời dẫn từ Đài phát thanh nè: (http://vov.vn/xa-hoi/phat-hanh-bo-tem-chung-phapviet-ve-alexandre-yersin-281723.vov)
“Ông là người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội, là người du nhập cây cao su và cây canh-ki-na vào trồng tại Việt Nam, là người phát hiện ra cao nguyên Lâm Viên và có công trong việc xây dựng thành phố Đà Lạt cùng nhiều đóng góp trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như bệnh về gia cầm, thủy văn, thiên văn, thổ nhưỡng…”