sự khác biệt giữa người làm tư và một chủ doanh nghiệp thực sự

in #nguyen6 years ago (edited)

Khi học ra trường ai cũng mong có công việc ổn định , có thu nhập, có thêm kinh nghiệm. Chán cảnh làm công ăn lương một số ủ mưu mau đủ vốn và lấy can đảm ra mở kinh doanh riêng, để được làm chủ. Làm chủ thời gian, làm chủ công việc. Vì trên hết ai cũng mong có được sự sung túc, có được nguồn Tài chính ổn định.

Thế nhưng vì sao hàng năm tỉ lệ doang nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp tạm dừng, giải thể cũng gần như tương đương, theo thống kê năm 2016 của Bộ kế hoach đầu tư mỗi ngày có 220 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Có khi nào chúng ta dừng lại và đặt câu hỏi tại sao?

Khởi nghiệp năm 20 tuổi khi cơ hội đến với việc mở một cơ sở mộc nhỏ và liên kết làm thầu phụ cho các công ty quảng cáo khi đang theo học năm 3 tại Đại học Kiến trúc và sau tốt nghiệp đã nâng cơ sở thành công ty nội thất và duy trì 15 năm. Nhìn lại Doanh nghiệp cũng như hôn nhân, có ngừoi vượt qua được cột mốc năm đầu tiên, cố vươn đến mốc 3 năm, rồi 7 năm và qua 10 năm, 15 năm nhìn lại hình như chỉ một số nhỏ.

Ngày khai Trương công ty ai cũng mặt mày hơn hở, tay bắt mặt mừng với bạn bè người thân. Nhưng chỉ 30 ngày bắt đầu nhận ra sự thật, làm chủ không sướng hơn làm công, chúng ta chợt nhận ra sự khác biệt của 30 nhận lương và 30 phát lương. Cả tháng chẳng ký được hợp đồng, cả tháng tiền hợp đồng ko bù chi nổi chi phí, khách đến sau ngày khai trương ko thấy trở lại. Ô hay đâu chỉ là lương, tiền nhà, điện, nước.,,,và cả chi phí sinh hoạt của cá nhân của gia đình.Tự nhủ thầm ko sao, vạn sự khởi đầu nan gian nan không được nản.

Những ai Kiên trì rồi thì cũng bước tiếp, với những bước chân vững vàng hơn. Đến tháng không thấp thỏm với chi phí cố định nhưng có được thảnh thơi? việc nhiều quá em xin nghỉ vài ngày? Việc thì nhiều mà chẳng thấy sếp tăng lương? Thưởng Tết này ko biết sếp tính sao?......Nhân viên khi ko có hợp đồng thì cũng nhanh chóng tính đường tìm nơi khác, nhưng vừa có việc thì than thì kể. May mắn trong số ấy cũng một số bạn trung thành, một số bạn cũng kề vai sát cánh với sếp.

Xử lí giặc trong xong thì đến thù ngoài. Ngẫm mà xem doanh nhân là gì chứ, hết đánh Đông rồi dẹp Bắc.
Khách hàng không kịp trả tiền, quỹ tiền mặt ko kịp xoay trở, đối diện kế toán : sao đây sếp, ngày Mai 30, bảng lương, bảng chi phí,...nhưng sao ko thấy công nợ, nhưng sao không thấy tích cực thu nợ,...đôi khi kế toán cứ ngỡ đại diện công đoàn. Bên cạnh đó lại còn những rủi ro do thiếu kiến thức về thuế mà có thể dẫn đến những truy thu thuế với con số mà khiến bạn ngất xỉu.

Đó là câu chuyện và xúc cảm của mình vào mỗi dịp tết, vào mỗi 30 trong 13 năm đầu điều hành công ty từ khi chỉ mới tập tễnh làm tư, phòng thu mua cũng mình, phòng sale cũng mình, kế toán cũng mình, triển khai giám sát cũng mình, doanh thu 20,30trieu / tháng mà tháng có tháng ko. Tự kích lệ thôi ráng đi, năm sau sẽ khá hơn, rồi cũng được một lúc, doanh thu lên 10, 20 tỷ , phòng ban có nhân sự đầy đủ, nhưng sao vẫn ko thảnh thơi, nhưng sao vẫn không vui hơn trước đây! Vẫn ngày đến trước nv, khi có việc thì cũng là ngừoi về sau cùng. Rồi điện thoại thì không ngừng réo rắt. Chán quá tắt, nhưng lòng ko yên, mở lên lại, chuông lập tức reo. Tham dự xã giao event này event nọ thì "ôi sếp đi chơi suốt tiệc quanh năm ấy mà", cty thiếu việc phải có thêm vài job khác để trứng ko vào một rổ thì " sếp bg còn lo gì đến cty, chỉ lo biz mới thôi", đối tác thì quen mặt đắt hàng, cost phải được cân đối thế là hợp tác không thành...Khi vốn ko đủ mạnh lực ko đủ thừa thì chỉ thế thôi, tất cả đều phải tự thân đối diện và lắm khi cũng ko dám thẳng tay thay máu.

Một ngày tự hỏi :

Mình đang sống vì điều gì?
Vì sao mình ngày càng lam lũ thế này?
Ta đang làm chủ hay chính cái doanh nghiệp nó đang làm chủ ta.

Khi câu hỏi đúng sẽ nhận câu trả lời đúng. Bản thân và chính doanh nghiệp bước lên một tầm cao mới, 12 năm doanh số từ 120,000,000 VND vào năm đầu thành lập tăng lên 20 tỷ vào năm thứ 12, nhưng chỉ 3 năm sau doanh thu trung bình mỗi năm công ty đạt ngưỡng hơn 80 tỷ mỗi năm và đặc biệt mọi sự không còn phụ thuộc vào mình ngừoi đứng đầu doanh nghiệp . Sự khác biệt do đâu ????

Có khi nào các ac đang điều hành doanh nghiệp đặt ra cho mình câu hỏi : NẾU NGÀY MAI TÔI RÒI KHỎI CÔNG TY THÌ BỘ MÁY DOANH NGHIỆP TÔI SẼ CHẠY ỔN ĐỊNH TRONG BAO LÂU? DOANH SỐ SẼ DUY TRÌ MỨC HIỆN TẠI TỐI ĐA TRONG BAO LÂU ? HAY CÂU TRẢ LỜI LÀ TÔI KHÔNG THỂ RỜI ĐI?

Đó là cơ duyên tôi gặp ngừòi thầy, anh ấy xuất thân lĩnh vực tài chính và anh sở hưũ một hệ thống kinh doanh phân phối trên hơn 30 quốc gia, doanh số của toàn hệ thống anh hơn 3 triệu đô mỗi tháng, và anh điều hành rất thong thả, anh đã hỏi vợ chồng tôi câu hỏi trên. Giật mình nhận ra đúng thật tại sao mình luôn thấy mệt mỏi và stress vì mình đã để doanh nghiệp trói chặt mình và nguyên nhân chính là QUI TRINH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP đã tạo nên hệ lụy trên .

QUI TRÌNH LÀ KHÔNG CÓ QUI TRÌNH: nghĩ doanh nghiệp mình nhỏ nên dù đã có phân bộ phận nhưng không dám đầu tư thuê nhân sự chuyên nghiệp, không rõ ràng giá trị, quyền lợi và nghĩa vụ của từng mắc xích trong chuỗi quản trị.
VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN : quản lí theo cảm tính, lương thưởng vẫn đến tay ngưòi chủ doanh nghiệp quyết mà không có một tiêu chuẩn KPI cụ thể, luôn tạo ra hiện tượng nút thắt cổ chai, các bộ phận không hài lòng nhau đều đi kiếm sếp.
NGỪOI LÃNH ĐẠO Ở CẤP VỊ TRÍ : nhân viên làm việc vẫn vì đồng lương mà chưa thật sự tạo được sức ảnh hưỡng để nhân viên thật sự yêu quí và đặt quyền lợi công ty lên hàng đầu xem đó như chính quyền lợi của họ
TẦM NHÌN quá ngắn nếu không nói là không có một chiến lược cụ thể nào, không dự trù cho tái đầu tư cũng như xây dựng Hệ thống, không có hệ thống đánh giá các tình huống rủi ro.
XEM NHẸ việc đầu tư vào con ngừoi, ngưòi chủ doanh nghiệp có gia tăng kiến thức chuyên môn nhưng không coi trọng phát triển tư duy, không đầu tư nâng tư duy lãnh đạo cho nhân sự.

Khi tiếp xúc với ngưòi thầy và bắt đầu hành trình đi học các khóa về Business Mastery tại Anh với Tony Robbins, Tư duy lãnh đjao với John Maxwell, bắt đầu đọc sách, mới nhận ra các bài học trên và đó là một lỗ hỏng khủng khiếp để thấy mình chỉ là ngưòi làm tư 12 năm qua không thật sự là ngưòi chủ điều hành doanh nghiệp. Một business man hoàn toàn khác một Entrepreneur. Từ đó quyết tâm vận dụng các kiến thức học được để cải tổ suy nghĩ của chính bản thân và bộ máy để có thể có bước tăng trưởng đột biến trong gần 4 năm :

XÂY DỰNG một qui trình vận hành với các phòng ban bao gồm cụ thể trách nhiệm và sự tương tác, hệ thống tự xử lí trước khi đưa đến ngừoi quyết định cuối cùng
CHIẾN LƯỢC SALE cụ thể, phân khúc thu hẹp vào thị trường ngách và đặc biệt là chính sách tạo Khách hàng trung thành tái sử dụng dịch vụ
TẠO VĂN HÓA lãnh đạo dựa vào kết quả và khuyến khích đào tạo phát triển tư duy
TÁI ĐẦU TƯ cho bản thân chủ doanh nghiệp và các vị trí then chốt để tạo lớp lãnh đjao kê thừa.
Nhỏ nhưng quan trọng : Can đảm ròi khỏi doanh nghiệp mỗi 3 tháng 1 tuần đến 2 tuần để phát hiện các lỗ hỏng mà cải thiện dần.

Mình chỉ muốn chia sẻ câu chuyện của mình mong rằng qua đó các anh chị em đang còn chật vật trong điều hành doanh nghiệp của mình sẽ nhận ra giá trị của việc Phát triển Tư duy mà tận dụng các Khóa học, các bài chia sẻ của các anh đi trước là rất quí báu. Điểm cản trở mà đó là bài học mình đánh đổi mười mấy năm thời gian đó là Chủ doanh nghiệp Việt Nam ít chịu học, ít chịu đọc, ít chịu đầu tư phát triển bản thân và tư duy dù chuyên môn có thể rất giỏi và nếu Ngừoi chủ doanh nghiệp giới hạn mình thì cũng giới hạn sự phát triển của doanh nghiệp.

"Muốn tăng gấp đôi thu nhập hãy tăng gấp ba đầu tư vào bản thân “tại group này chúng ta đã có nhièu cơ hội cho sự đầu tư này.

Sort:  

Source
Plagiarism is the copying & pasting of others work without giving credit to the original author or artist. Plagiarized posts are considered spam.

Spam is discouraged by the community, and may result in action from the cheetah bot.

More information and tips on sharing content.

If you believe this comment is in error, please contact us in #disputes on Discord

Hi! I am a robot. I just upvoted you! I found similar content that readers might be interested in:
https://quantrivakhoinghiep.wordpress.com/2017/01/23/su-khac-biet-giua-nguoi-lam-tu-va-mot-chu-doanh-nghiep-thuc-thu/