Thời gian ! Mi có gian không ?
Trực giác và Trí tuệ
(Những điều đuợc trình bầy sau đây đã đuợc biên soạn dựa theo lời diễn giảng của tác giả J. van der Leeuw trong chương 3 của sách Conquest of Illusion )
Trực giác (intuition) và Trí tuệ (intellect) là hai tính chất cần đuợc thấu hiểu nếu ta muốn tiếp tục theo đuổi con đuờng xuyên qua các ảo tưởng của đời nguời .
Trong cái nhịp sống của thế giới hình tuợng in ra trên màn tâm thức, chúng ta thuờng vuớng vào cái ảo giác rằng các hình tuợng đó là sự thật tuyệt đối, và rồi căn cứ vào cái ảo giác này mà tạo dựng biết bao tư tuởng, biết bao vấn đề, biết bao đáp án, tuy rất là công phu tỉ mỉ, nhưng hầu hết đều là hư hoại, lẩn quẩn và sai đề . Trí tuệ chính là các hoạt động máy móc khô khan đó của đầu não, luôn bị khóa chặt trong cái thế giới hình tuợng này .
Đằng khác, với trực giác ta có thể nhận biết trực tiếp những sự thật về cuộc sống mà chẳng cần phải qua chút suy luận gì hết . Các nhận thức này tuy hiếm ít, nhưng khi mà xảy ra thì sẽ chỉ trong khoảnh khắc, và sẽ in sâu bền chặt trong tâm khảm .
Nếu ta cứ tin rằng những gì ta nhìn thấy trên đời toàn là sự thật hiển nhiên thì mọi câu hỏi dựa vào niềm tin đó rất có thể đều là lạc đề, và như vậy thì sẽ không có đuợc câu trả lời nào cho thỏa đáng , dù cho có tận dụng hết mọi khả năng của trí tuệ .
Chẳng hạn như nếu chỉ dựa trên tầm quan sát của đôi mắt, lắm nguời sẽ tin chắc rằng mình đang đứng trên một mặt đất phẳng chạy dài vô tận . Niềm tin này một ngày nào đó sẽ đưa tới nỗi thắc mắc rằng : "Nếu cứ theo huớng Tây mà đi mãi thì sẽ ra sao, tới nơi nào ? " . Cái thắc mắc đó sẽ chẳng đi tới đâu hết . Trong truờng hợp này, cái câu hỏi đích đáng hơn và cần đuợc đặt ra phải là : "Cái mặt đất này thật sự có phẳng lì, và có kéo dài vô tận như ta tuởng hay không ? " .
Một thí dụ khác nữa, nhân loại thuờng hay đặt ra nhiều câu hỏi về thời gian như : "Nó bắt đầu vào khi nào ?" , hay là : "Ta có thể nguợc thời gian trở lại trăm năm về truớc hay không ?" , hoặc : "Có cách nào nhảy vọt vào thế kỷ 25 để xem thử tuơng lai ra sao ?" . .v..v .. Chúng ta thuờng mãi bị ám ảnh mãi bởi các nghi vấn này, mà quên tự hỏi một điều giản dị rằng : "Thời gian có thật sự hiện hữu hay không ?" , "Chẳng lẽ nào, thời gian cũng chỉ là một ảo giác nằm gọn trong tâm thức của mình mà thôi ? " .
Truớc khi ra công ra sức tìm giải đáp cho bất cứ vấn đề gì , điều tiên quyết là cần xem xét thử coi cái vấn đề đó có phát nguồn từ ảo tuởng nào hay không ? Nó đã đuợc đặt ra dựa trên những giả dụ gi` ?
Nhờ trực giác ta có thể thuởng thức sự tuyệt vời của một khúc nhạc du dương , nhưng nếu không có trí tuệ thì ta sẽ không thể nào đàn hát trình bầy đuợc khúc nhạc đó . Trực giác giúp ta nhận biết các sự thật vĩnh cửu , nhưng nếu không có sự đóng góp của trí tuệ thì ta sẽ không thể nào diễn tả đuợc các nhận biết này để mà chia xẻ với nguời khác . Nhờ trí tuệ ta mới có thể xây dựng và sắp xếp mọi hình thức trong cái thế giới hình tuợng quanh ta . Cái phuơng cách hoạt động của trí tuệ là phân tích mọi sự ra thành những phần tử cấu kết riêng rẽ . Trí tuệ phân biệt giữa "trong" và "ngoài" , giữa "ta" và "ngoại vật" . Với trí tuệ ta có đủ phương tiện để mà tiến hành trong lãnh vực khoa học, bởi lẽ cái phạm trù của khoa học chính là thế giới hình tuợng, bao gồm mọi thứ mà ta nhận biết đuợc bằng ngũ quan . Khoa học chỉ cần biết về những cấu kết và cách hoạt động của cái thế giới vật chất cụ thể .
Khi buớc vào lãnh vực triết lý thì , ngoài trí tuệ ra, ta sẽ cần có thêm trực giác thì mới có hy vọng nhận biết đuợc cái "hiện thực vĩnh cửu", mới có thể tìm hiểu về cái mối liên hệ giữa "ta" và "ngoại vật", giữa "thế giới hình tuợng" và cái "nguồn sáng" đã soi chiếu ra nó . Trí tuệ- viết
Trực giác- biết