Trẻ bị nôn mửa không kèm theo sốt: Cha mẹ nên làm gì?

in #sua9 days ago

Trẻ bị nôn mửa mà không có sốt dễ làm các cha mẹ băn khoăn về lý do cũng như biện pháp xử lý tình trạng này. Vậy khi bé bị nôn mà không sốt, bố mẹ cần làm gì để giúp bé cảm thấy thoải mái và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp xử lý hiệu quả khi trẻ bị nôn mà không sốt.

1. Lý do gây tình trạng trẻ bị nôn

Nôn ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều lý do khác nhau. Đây là phản ứng của cơ thể khi trung tâm nôn bị kích thích bởi một số yếu tố, như ngộ độc thực phẩm, bệnh nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, hoặc do chuyển động mạnh. Mặc dù nôn là cơ chế bảo vệ, giúp cơ thể đẩy ra các chất độc và chất có hại, nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe cần được chú ý.

tre-bi-non-khong-sot-1.png

2. Một số bệnh gây nôn ở trẻ

Trẻ bị nôn mà không sốt có thể là triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe cụ thể.

2.1. Viêm dạ dày và ngộ độc thức ăn

Viêm dạ dày ruột và ngộ độc thực phẩm đều có thể dẫn đến nôn ói ở trẻ. Tuy nhiên, có một số điểm phân biệt giữa hai tình trạng này:

  • Viêm dạ dày ruột có thể kéo dài từ 12 đến 72 giờ, thường kèm theo các triệu chứng như nhiệt độ cao, đau bụng đột ngột, sau đó xuất hiện tiêu chảy.
  • Ngộ độc thực phẩm gây nôn ở trẻ trong 12 giờ đầu, không sốt, có thể bị tiêu chảy hoặc không.

2.2. Bé bị nôn do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến trẻ bị nôn trong nhiều ngày và kèm theo triệu chứng như: đau bụng khi đi tiểu, nước tiểu có mùi lạ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn không sốt thì có thể loại trừ khả năng mắc bệnh lý này.

2.3. Do tắc ruột

Mặc dù khá hiếm, nhưng tắc ruột là một tình trạng nghiêm trọng có thể gặp ở trẻ em. Các triệu chứng điển hình gồm đau bụng dữ dội, đau liên tục, nôn ói, đau bụng nhưng không muốn đi ngoài, da nhợt nhạt hoặc ra nhiều mồ hôi. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

2.4. Hẹp phì đại môn

Hẹp phì đại môn là tình trạng xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 3-5 tuần tuổi, khiến trẻ nôn dữ dội và liên tục mà không sốt. Đây cũng là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết xem thêm: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-bi-non-lien-tuc-phai-lam-sao

Ngoài các nguyên nhân trên, nôn không sốt ở trẻ có thể do tác dụng phụ của thuốc, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,...

tre-bi-non-khong-sot-2.png

3. Trẻ bị nôn nhiều lần nhưng không sốt: Cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ bị nôn mà không sốt, cha mẹ cần bình tĩnh và xử lý đúng cách để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là một số phương pháp giúp cha mẹ đối phó với tình trạng này:

3.1. Theo dõi tình trạng mất nước ở trẻ

Trẻ bị nôn ói nhiều lần trong ngày sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Trong trường hợp nhẹ, sẽ có biểu hiện như môi khô, khát nước. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần đưa trẻ đi khám ngay, nhưng cần giám sát kỹ. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu như môi khô nứt nẻ, khóc không ra nước mắt, trẻ không đi tiểu hoặc ngủ li bì,... thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có các phương pháp xử lý kịp thời.
3.2. Bù nước đúng cách
Khi trẻ bị nôn không sốt, việc bù nước là rất quan trọng để tránh mất nước. Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ có thể tăng cữ bú để bổ sung nước. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho con uống nước lọc.
Xem thêm: Biểu hiệu mất nước ở trẻ, những cách xử lý dành cho mẹ

3.3. Điều chỉnh chế độ ăn

Một cách giảm thiểu tình trạng trẻ bị nôn nhiều lần mà không sốt là thay đổi chế độ ăn để bé dễ dàng tiêu hóa. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi bé bị nôn, mẹ nên hạn chế cho bé ăn bù vì lúc này dạ dày của bé vẫn còn khó chịu. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé uống nước. Khi tình trạng nôn giảm bớt, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng. Hạn chế cho bé ăn các món chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ vì chúng khó tiêu hóa.

3.4. Cho bé nằm cao khi bú

Nếu bé còn bú mẹ, mẹ nên để bé nằm cao đầu khi bú. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giảm bớt áp lực lên dạ dày và tránh nôn trớ.
3.5. Phòng ngừa lây lan
Nếu nguyên nhân gây nôn không sốt ở trẻ là do nhiễm siêu vi, cha mẹ cần cẩn thận trong việc chăm sóc bé để tránh lây lan cho các thành viên trong gia đình. Hãy rửa tay thật kỹ sau mỗi lần chăm sóc trẻ, đặc biệt khi thay tã hoặc lau dọn sau khi bé nôn. Đồng thời, hạn chế cho bé ra ngoài và giữ bé ở nhà cho đến khi tình trạng nôn dứt hẳn trong ít nhất 24 giờ.
Tóm lại, nôn không sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, điều chỉnh chế độ ăn uống và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tình trạng của bé được cải thiện. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, bỏ ăn, sốt cao, đau bụng,... cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Bài viết liên quan: XEM TẠI ĐÂY