DU LỊCH AN GIANG

in #travell7 years ago

Cẩm nang du lịch
Cẩm nang du lịch An Giang từ A đến Z
Cẩm nang du lịch An Giang từ A đến Z23/01/2018
Không chỉ thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ đầy mê hoặc, những địa điểm tham quan ở An Giang còn được che phủ bởi một lớp màn bí ẩn gắn liền với những câu chuyện đầy huyền bí, khiến bất cứ du khách nào cũng phải tò mò.

  1. Tổng quan du lịch An Giang

  2. Tổng quan du lịch An GiangSlideshow
    Diện tích: 3.536,7 km²

Dân số: 2.155.300 người (năm 2013)

Địa điểm thăm quan: chợ nổi Long Xuyên, bè cá Châu Đốc, núi Sam, chùa bà Xư, chợ Tịnh Biên, núi Cô Tô, cánh đồng Tà Pạ, ...

Nằm ở miền Tây Nam Bộ, An Giang vừa có vùng sông nước mênh mang, vừa có núi non kỳ vĩ lại giáp biên giới Campuchia, chắc chắn đây sẽ là một điểm đến thú vị mùa nước nổi. Đến với du lịch An Giang, dulichvietnam.com.vn sẽ gợi ý cho bạn những điểm thăm hấp dẫn nhất

  1. Nên đi du lịch An Giang vào thời điểm nào?

  2. Nên đi du lịch An Giang vào thời điểm nào?Slideshow
    Đi du lịch An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam (23/4 – 27/4) và lễ hội đua bò (cuối tháng 8). Các tháng 7-8 có mưa khá nhiều nên cần mang theo áo mưa hay dụng cụ đi mưa.

  3. Phương tiện đi lại

  4. Phương tiện đi lạiSlideshow
    Đi bằng ô tô:
    Từ Sài Gòn, mua vé đi thành phố Long Xuyên hay thị xã Châu Đốc ở bến xe miền Tây hay của các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong (giá dao động từ 150.000 – 300.000 VND/lượt). Đến các địa điểm trên thì thuê xe ôm, xe lôi đạp, xe lôi máy hay taxi về khách sạn. Nếu muốn thuê xe máy, có nhiều điểm cho thuê tại thành phố Long Xuyên hay thị xã Châu Đốc, giá từ 100.000 VND/ngày.
    Đi bằng xe máy:
    Từ Sài Gòn – Châu Đốc đi như sau: Theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải về Cao Lãnh, qua phà Cao Lãnh thì đi theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới, qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu, đến phà Năng Gù thì qua phà đó, chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam. Hành trình này khoảng 220km, ngắn hơn hành trình xe Mai Linh khoảng 40km.

  5. Các điểm tham quan và khám phá khi du lịch An Giang

  6. Các điểm tham quan và khám phá khi du lịch An GiangSlideshow
    Núi Cấm

Nói đến núi Thất Sơn ở An Giang, không có ai là không biết. Trong đó, núi Cấm là ngọn núi lớn và cao nhất trong dãy Thất Sơn. Ngay từ cái tên đã gợi lên sự huyền bí, vì dường như chưa từng có tài liệu nào ghi lại cụ thể nguồn gốc cái tên núi Cấm bắt đầu từ đâu. Tất cả những sự tích, truyền thuyết về tên núi chỉ là những giả thuyết không được chứng thực.

Với dòng suối Thanh Long hiền hòa, động Thủy Liêm bí ẩn, Vồ Bạch Tượng uy nghi, cao nguyên núi cấm bao la, những ngôi chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo, quang cảnh núi Cấm tuyệt đẹp và đầy lãng mạn chắc chắn sẽ làm thỏa mãn bất cứ du khách nào đặt chân đến An Giang.

Núi Sập

Núi Sập là ngọn núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm núi Sập, núi Bà, núi Cậu và núi Nhỏ nằm ở huyện Thoại Sơn. Núi vốn dĩ có hình dáng như một con thỏ khổng lồ nằm bên những đồng lúa xanh ngút ngàn. Nhưng qua thời gian, hình dạng ngọn núi đã bị biến đổi thành những khối, khuôn màu kì lạ, tạo nên một không gian núi non huyền bí.

Mặc dù ngọn núi này không quá cao, nhưng lại được những tán cây rừng bao phủ, giúp núi Sập giữ được vẻ hoang sơ đến tận bây giờ.

Núi Sam

Nhìn từ xa, ngọn núi này có hình dáng như một con sam đen khổng lồ bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Theo truyền thuyết, thời xa xưa, nơi này vốn dĩ là một hòn đảo nằm giữa biển và có rất nhiều sam sinh sống nên được gọi là núi con Sam.

Với chiều cao khoảng 241m và diện tích khoảng 280ha, vượt qua con đường dốc thoai thoải, rợp bóng cây để lên tới đỉnh núi, bạn sẽ có thể thu vào tầm mắt khung cảnh tuyệt đẹp và thơ mộng của những ngôi nhà dựng dọc bờ kênh trong lành của thị xã Châu Đốc.

Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất ở núi Sam là pho tượng Bà Chúa Xứ nằm trong một ngôi miếu ở núi này. Đây là một pho tượng rất nổi tiếng, hàng năm có đông đảo du khách hành hương đến viếng thăm nhưng không ai xác định được lai lịch cũng như nguồn gốc của pho tượng này.

Các sử liệu cho hay tượng Bà Chúa Xứ đã ngự tại núi Sam từ cách đây rất lâu. Pho tượng này có thể là sản phẩm của nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ thứ I đến thế kỉ VII sau công nguyên hoặc thậm chí còn lâu đời hơn nữa.

Núi Cô Tô – Đồi Tức Dụp

Theo truyền thuyết thì núi Cô Tô được các ông tiên khiêng từng hòn đá từ núi Giày và núi Cấm xếp thành. Bởi ngọn núi này do những chồng đá tạo thành, nên ở giữa có rất nhiều khe hở, chính là những ngóc ngách, hang động đầy bí ẩn.

Đồi Tức Dụp là địa danh gắn liền với núi Cô Tô. Tương truyền thì ngọn đồi nhỏ nằm dưới chân núi Cô Tô được tạo thành do các nàng tiên tinh nghịch từ trên đỉnh núi Cô Tô ném đá xuống. Dòng suối mà các nàng tắm, luồn lách chảy qua ngọn đồi ấy giúp cho cảnh vật nơi đây thêm phần thơ mộng. Ngọn đồi nhỏ với nhiều động lớn, hang sâu này cũng là một tử địa khiến giặc ngoại xâm kinh hãi trong thời chiến tranh.

Rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư Slideshow
Thuộc huyện Tịnh Biên, có diện tích khoảng 850 ha với hệ sinh thái phong phú, là biểu trưng cho vẻ đẹp mùa nước nổi An Giang. Trải nghiệm đi thuyền giữa thảm bèo xanh ngút ngàn, len lỏi trong các ngóc ngách của rừng tràm, nghe tiếng chim chóc đùa giỡn trên tán tràm sẽ rất khó quên.

Thất Sơn hay còn gọi là Vùng Bảy Núi

Là 7 ngọn núi tiêu biểu trong 37 ngọn núi ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600 m, là ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn, có phong cảnh đẹp. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, CaoĐài Tự…

Chợ Tịnh Biên có bán nhiều đặc sản miền Tây mùa nước nổi, một số mặt hàng của Thái Lan, Cam-pu-chia cũng được bày bán. Chợ Tịnh Biên còn mang nét giao lưu văn hóa của người Việt, người Khmer.

Cánh đồng Tà Pạ (huyện Tri Tôn)

Như một tấm thảm rộng lớn với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt hiên ngang giữa trời xanh. Hồ Tà Pạ - dấu vết còn sót lại của khu vực khai thác đá trên đỉnh đồi mang vẻ đẹp thơ mộng, phẳng lặng như tranh thủy mặc.

Chợ Châu Đốc

Được xem như “vương quốc mắm” với rất nhiều sạp bán mắm và khô đủ loại. Nếu là lần đầu tiên về miền Tây, đừng bỏ qua chợ Châu Đốc với những trải nghiệm thú vị về cuộc sống của người dân vùng nước nổi.

Búng Bình Thiên (cách Châu Đốc 25 km)

Một hồ nước ngọt mênh mông, trong xanh nằm cặp với sông Bình Di (một nhánh của sông Hậu) thuộc huyện An Phú. Búng rất đẹp vào mùa nước nổi với sắc vàng bông điên điển xen giữa sắc xanh lục bình. Xung quanh búng là ngôi làng Chăm còn vẹn nguyên những giá trị văn hóa xưa.

  1. Thưởng thức món ăn gì khi du lịch An Giang?

  2. Thưởng thức món ăn gì khi du lịch An Giang?Slideshow
    Mắm Châu Đốc

Châu Đốc (An Giang) được mệnh danh là "vương quốc mắm" nhờ nằm ngay ngã ba sông Hậu, một trong hai nhánh của sông Mekong nổi tiếng với trữ lượng cá trong tự nhiên vô cùng phong phú. Đến Châu Đốc, bạn sẽ bắt gặp các loại hấp dẫn như mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, ba khía, cá sặc... hay nổi tiếng nhất là mắm Thái được bày bán khắp nơi.

Mắm Châu Đốc có vị hơi ngọt đặt trưng của Nam Bộ nhưng bên trong lại mặn, rất thích hợp ăn cùng cơm trắng, đặc biệt vào những ngày mưa. Giá các loại mắm dao động từ vài chục nghìn đến hơn 100.000 đồng mỗi kg.

Nhiều thương hiệu mắm nổi tiếng ở Châu Đốc làm theo công thức gia truyền riêng nên vị cũng khác nhau. Bạn hãy nhờ người bán tư vấn để chọn loại mắm ngon nhất về làm quà. Du khách có thể mua ở chợ Châu Đốc hoặc khu vực ngay chân núi Sam.

Các loại khô

Ngoài các loại mắm, khô cá cũng là món ăn nổi tiếng ở An Giang. Vì lượng cá quá nhiều và tươi ngon nên khô ở đây cũng đa dạng như khô cá linh, cá sặc, cá tra...

Châu Đốc còn có món khô bò rất ngon, chia làm 3 loại gồm khô bò vàng cứng và giòn, khô bò nâu sẫm cứng nhưng không giòn và khô bò nâu xốp giòn, dẻo. Khô Châu Đốc chính là một trong những món du khách rất hay mua về làm quà.

Bánh phồng cá linh

Bánh phồng cá linh chiên lên miếng bánh trắng hồng, giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại thơm mùi vị hải sản. Người dân An Giang thường chế biến món bánh ngon này để làm quà biếu hay đãi khách thập phương.

Những con cá bụ bẫm, thân thể đẫy đà còn tươi roi rói được cắt đầu, cắt đuôi, bỏ ruột rửa sạch để ráo nước. Cho cá vào cối quết nhuyễn, cứ ½ ký thịt cá thì 6 lòng trắng trứng vịt (không dùng lòng đỏ), ½ ký bột mì ngang, nêm các loại gia vị tiêu sọ, tỏi, hành, bột ngọt, nước mắm, muối tất cả trộn đều. Sau đó, dùng lá gói kín như bánh tét, cho vào bọc ni-lon bịt kín. Đưa vào nồi hấp cách thủy chừng 1.5 - 2 giờ. Đem ra để nguội, dùng dao cắt từng lát mỏng phơi khô khoảng 4 – 5 nắng là được. Làm đúng, bạn chiên lên miếng bánh trắng hồng, giòn rụm vừa xốp vừa béo ngậy, vừa mằn mặn lại thơm mùi vị hải sản.

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốtSlideshow
Nhiều người có thể biết món rượu chua thốt nốt, món bánh lá thốt nốt của vùng Bảy Núi (An Giang), thì nghĩ là chắc đã hết những món ngon làm từ thốt nốt rồi. Nhưng không, miền tây còn rất nổi tiếng bởi một loại bánh ngọt làm từ thốt nốt, đó chính là bánh bò thốt nốt. Ai đã từng một lần nếm thử thì sẽ thấy quyến luyến bước chân không muốn rời.

Bánh bò thốt nốt cũng là món ăn ưa thích của miền Tây. Bánh làm từ các nguyên liệu chính như bột gạo, bột thốt nốt (bột vỏ trái thốt nốt già mài nhuyễn lược lấy nước pha chung với bột gạo cho có mùi thơm đặc trưng), đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bánh bò thốt nốt màu vàng ươm, gói trong lá chuối xiêm, phía trên rắc dừa nạo, trông rất hấp dẫn.

Từ thốt nốt, người An Giang còn làm món cơm thốt nốt ướp đường, bánh gói thốt nốt, rượu thốt nốt, thốt nốt ướp lạnh…

Lẩu mắm Châu Đốc

Là một nét đặc trưng trong ẩm thực Châu Đốc, lẩu mắm Châu Đốc khiến bất cứ ai thử qua cũng không khỏi thán phục vì sự kết hợp hài hòa của mắm, cùng bao nguyên liệu khác, thành món lẩu thơm ngon đến khó kềm chế.

Từ nhúm lá ngoài vườn như sầu đâu cũng có thể kếp hợp với khô cá lóc, để trở thành món gỏi sầu đâu khô cá lóc rất ngon, thì không có lý do gì để thiếu vắng món lẩu nấu từ mắm Châu Đốc nức danh.

Tuy thơm ngon và đặc trưng thế nhưng nhiều người cho rằng nấu lẩm mắm Châu Đốc rất dễ. Thường để nấu nước lẩu người ta dùng mắm cá sặc và cá chốt, ninh chín rồi lọc thật sạch xác mắm để nước được trong. Thêm vào nồi nước này là ít xả băm, ớt và nước dừa tươi sau đó là ít thịt ba rọi cùng phi lê cá basa để thêm lẩu thêm thơm ngon. Khi thịt cá chín tới, người ta cho thêm cà tím cắt khúc chẻ tư vào, cà chín tới là nước lẩu xem như hoàn tất. Dùng kèm lẩu mắm Châu Đốc là bún tươi và các loại rau của làng quê Châu Đốc như bông súng, điên điển, rau dừa, so đũa, cù nèo….

Quả mây gai và me Thái

Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây gai, một loại quả đặc trưng mà ở Việt Nam, chỉ An Giang mới có.

Mây gai màu cam, khi chín ngả sang hơi đen, rất nhẹ, xuất xứ Thái Lan và được nhập về An Giang qua biên giới Campuchia. Bên ngoài quả có gai nhỏ nhưng không nhọn, rất dễ bóc vỏ. Mây gai có mùi thơm vừa giống mít, vừa có chút hương của núi rừng.

Sau khi bóc lớp vỏ gai, bạn sẽ được thưởng thức vị ngọt ngọt chua chua rất đặc trưng. Tuy nhiên, quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày. Bạn nên chọn mua quả chưa chín trước khi về để lúc biếu, món quà vẫn trong trạng thái tốt và vừa chín tới.

Cốm dẹp

Nếu người Hà Nội tự hào vì có cốm Làng Vòng thì người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang cũng có món nếp dẹp để mời khách phương xa mỗi khi đến thăm nhà vào mùa gặt. Nếp trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày còn chưa già sẽ được gặt về trút lấy hạt ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo.

Ngâm nếp phải canh giờ nếu không ngâm lâu hạt nếp mềm cốm sẽ nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất nhằm giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang rất mất thời gian và công sức chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất giúp việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

  1. Quà lưu niệm

  2. Quà lưu niệmSlideshow
    Mua về làm quà: các loại mắm – chợ Châu Đốc được mệnh danh là Vương Quốc mắm, các loại khô (nhất là khô cá tra phồng với cách chế biến không giống bất kỳ loại cá khô nào khác – hầm chung với nước), tung lò mò, thổ cẩm Chăm…

  3. Lưu ý khác

  4. Lưu ý khác Slideshow
    Mang gì khi đi du lịch An Giang?

Bạn nêm mặc quần áo nhẹ, gọn, dễ vận động. Mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ). Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi, và cầm theo bộ kim, chỉ, nút áo, kim băng đề phòng các trường hợp bất ngờ.

Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trên núi Cấm thì phải trang bị lều, áo ấm, thức ăn…