Cái giá của hạnh phúc!

in #vn7 years ago (edited)

Bất kì ai từng tham dự một lớp học về kinh tế đều đã từng nghe câu nói:

“Không có có bữa ăn nào là miễn phí.”
hanh-phuc-voi-ban-la-gi (1).jpg
Nó có nghĩa là tất cả mọi thứ đều có cái giá riêng của nó, dù cho cái giá đó không phải lúc nào cũng hiển thị ngay lập tức. Để đạt được điều gì đó, bạn sẻ phải đánh đổi bằng thứ khác.
Ngày nay, trong nền văn hóa bị ám ảnh bởi hạnh phúc, hầu hết đều theo đuổi điều ngược lại: hạnh phúc mà không phải trả giá, và có được mọi lợi ích. Chúng ta muốn các phần thưởng là không phải chịu rủi ro, phát triển mà không cần vượt qua nỗi đau.
Nhưng trớ trêu thay, khi không sẵn lòng hy sinh bất cứ điều gì, không dám từ bỏ mọi thứ lại làm cho chúng ta khổ sở hơn.
Như tất cả mọi thứ khác, hạnh phúc cũng có giá của nó. Nói không bao giờ là miễn phí. Và mặc dù Cover Girl, Tony Robins hay Dailai Lama đã từng nói gì với bạn, nó cũng không phải lúc nào cũng dễ dàng đâu.

1. Bạn phải chấp nhận sự khiếm khuyết và sai sót

Một và người tin rằng nếu họ tậu được 1 căn nhà, có 1 người bạn đời, sở hữu 1 chiếc xe hơi, sinh vài nhóc tì thì mọi thứ sẽ “hoàn hảo”. Cuộc đời nhưng là 1 danh sách công việc. Bạn đánh dấu từng mục đã hoàn thành rồi bạn sẽ hạnh phúc và rồi già đi, rồi bạn chết đi.
Nhưng cuộc sống không có hoạt động như vậy đâu. Các vấn đề không biến đi đâu – chúng thay đổi và tiến hóa. Sự cầu toàn của ngày hôm nay sẽ là bể phốt của ngày mai, và chúng ta càng nhanh chấp nhận quan điểm cuộc sống là sự tiến bộ và sự không hoàn hảo thì chúng ta càng sớm có thể đặt bánh pizza rồi về nhà thưởng thức.
06-1489989159877.jpg
Hoàn hảo là một sự lý tưởng hóa. Nó là cái gì đó tiếp cận nhưng không thể nào đạt đến được. Bất kể quan niệm của bạn về “sự hoàn hảo” xuất phát từ cái đầu nhỏ nhắn xinh xắn của bạn thì tự nó đã là một khái niệm không hoàn hảo.
Không tồn tại sự hoàn hảo. Chỉ có những ước muốn trong đầu bạn thôi.
Chúng ta không quyết định sự hoàn là gì. Chúng ta không biết. Tất cả những gì chúng ta có thể biết là điều này tốt hơn hay tệ hơn hiện tại. Và thậm chí chúng ta thường sai khi nhận xét như vậy.
Khi chúng ta từ bỏ các quan niệm về những thứ hoàn hảo, những thứ :nên” như vậy… lúc đó chúng ta tự giải phóng bản thân khỏi sự căng thẳng và thất vọng khi phải sống theo một số tiêu chuẩn nhất định. Và thương thì các tiêu chuẩn này thậm chí không phải là của chúng ta? Nó là những tiêu chuẩn mà chúng cóp nhặt thông qua những người khác.
Chấp nhận sự khiếm khuyết là điều khó khăn vì nó buộc chúng ta phải chấp nhận rằng “chúng ta phải sống với những điều chúng ta không thích”. Chúng lại không muốn bỏ cuộc. Chúng ta muốn giữ quyền kiểm soát và để cho cả thế giới biết đến nền dân của của Canada nên như thế nào và tại sao season cuối của Breaking Bad lại rối tung lên như thế.
Nhưng cuộc sống không bao giờ phù hợp với tất cả nhưng mong muốn của chúng ta. Không bao giờ. Và chúng ta sẽ luôn luôn sai lần vè điều gì đó, theo một cách nào đó. Trớ trêu thay, việc chấp nhận điều này lại làm cho chúng ta hạnh phúc với nó, cho phép chúng ta đánh giá cao những sai lầm của bản thân và người khác. Và vì thế, những người bạn của tôi, đều là điều tốt đẹp.

2. Bạn phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình

Luôn có 1 lý do cho tất cả các vấn đề của chúng ta, đó là tại vì thế giới này muốn như vậy. Lý do này rất có lý và còn dễ tin, dễ đồng tình với chính mình. Chúng ta trở thành nạn nhân và bắt đầu trở nên nhạy cảm, phẩn nộ với những bất công khủng khiếp đổ lên đầu mình. Rồi sau đó, bằng trí tưởng tượng phong phú của “một người bị hại” chúng ta khiến bản thân mình cảm thấy mình là người duy nhất, tệ hại theo một cách đặc biệt mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến từ trước tới giờ.
Nhưng vấn đề của chúng ta không phải là duy nhất. Và chúng ta cũng không phải đặt biệt già cả.
Điều tốt đẹp khi bạn biết chấp nhận sự không hoàn hảo trong tầm hiểu biết của riêng mình là bạn sẽ không thể chắc chắn rằng bạn sẽ không tìm lý do để đổ lỗi cho chính vấn đề của mình. Bạn có thực sự trễ vì kẹt xe? Hoặc là bạn có thể đã đi sớm hơn. Có phải người yêu cũ của bạn là kẻ ích kỷ? Hoặc là bạn đã quá chi phối và đặt ra quá nhiều yêu cầu đối với người ta? Có phải sếp thiếu năng lực nên bạn không được thăng tiến? Hoặc là bạn cần phải làm nhiều thứ tốt hơn nữa?
Sự thật là thường nằm đâu đó ở chổ “cả hai” – mặc dù nó thay đổi từ tình huống này sang tình huống khác. Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải sửa đổi khiếm khuyết của chính mình chứ không phải sự khiếm khuyết của người khác. Vì vậy bạn có thể nhận ra mình nên làm gì với chúng rồi.
Chắc chắn là mấy thứ đen đuổi tệ hại có thể xảy ra. Không phải là lỗi của bạn khi một thằng cha lái xe say xỉn tông vào bạn, và rồi bạn mất một cái chân vì phẩu thuật bất thành. Nhưng trách nhiệm của bạn là phải phục hồi từ những tổn thất đó về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế ráng mà hồi phục đi.
Đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong cuộc sống của bạn có thể cho bạn một chút ít niềm tin an ủi, nhưng cuối cùng nó ẩn chứ một điều hết sức tiêu cực: bạn không có khả năng kiểm soát số phận của chính mình! Và sẽ chán biết bao khi phải sống với giả thuyết đó?

còn tiếp 3 phần nữa sẽ dịch xong trong tuần đầu tháng 4 này
nguồn: https://markmanson.net/hidden-costs-of-happiness"